Giải bóng đá V League có bao nhiêu vòng đấu ?

Giải bóng đá V League có bao nhiêu vòng đấu ?

V League 2020 có bao nhiêu vòng đấu? là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về V League – giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam.

Giải V League 2020 có bao nhiêu vòng đấu ?

V league 2020 có 14 đội bóng tranh tài và sẽ trải qua 26 vòng đấu tất cả.

Năm 2019 CLB bóng đá Hà Nội lên ngôi vô địch với 54 điểm.

v league có bao nhiêu vòng đấu ?
v league có bao nhiêu vòng đấu ?

Lịch sử các giai đoạn vòng đấu của V league

Bên cạnh việc thay đổi tên gọi liên tục thì giải bóng đá vô địch quốc gia cũng đã có đến 3 lần thay đổi thể thức thi đấu.

Đầu tiên ở giai đoạn 1980 đến 1995, các đội bóng tham gia giải đấu sẽ được chia bảng theo từng khu vực. Ở mỗi bảng đấu các đội sẽ phải thi đấu theo vòng tròn 2 lượt có tính điểm. Đội nào ghi được số điểm cao nhất bảng sẽ có cơ hội bước vào vòng chung kết để cạnh tranh chức vô địch. Còn đội nằm ở top cuối bảng đấu sẽ phải thi vòng chung kết ngược để tìm ra đội bóng bị xuống hạng.

Từ năm 1996, quy định cho phép tối đa 12 đội được tham dự và cũng thi đấu 2 lượt theo vòng tròn để chọn ra 6 đội có điểm cao nhất bảng, 6 đội này tiếp tục thi đấu vòng tròn theo 1 lượt để tìm ra đội vô địch. 6 đội có điểm thấp nhất đứng cuối bảng cũng thi vòng tròn 1 lượt để xác định 2 đội bị xuống hạng.

doi hagl kxai 1
V-League thay đổi thể thức thi đấu liên tục qua các năm

Năm 1997 – 2013, các đội tham gia không chia bảng như trước nữa mà tập trung thi đấu vòng tròn 2 lượt có tính điểm, đội nào ghi được số điểm cao nhất sẽ giành chức vô địch. Đội đứng cuối bảng (1 hoặc 2 đội tùy theo các năm) sẽ bị xuống hạng chơi ở giải hạng Nhất mùa tới.

Số lượng các đội tham gia giải đấu được biến đổi liên tục qua các năm, trước khi bóng đá Việt Nam chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp thì hầu như mỗi năm sẽ thay đổi 1 lần từ 16, 17, 18, 19, rồi 20 đội. Thậm chí đến năm 1987 tăng lên 27 đội và đỉnh điểm vào năm 1989 tăng lên 32 đội.

Sau khi V-League ra đời, số đội tham gia được rút bớt lại nhưng cũng không được ổn định. Trong hai mùa giải từ 2000-2002, có 10 đội tham gia giải V-League nhưng đến năm 2003, số lượng này được tăng lên thành 12 đội. Năm 2006, tăng lên 13 đội (nếu câu lạc bộ Ngân hàng Đông Á cũng tham dự thì sẽ là 14 đội). Sau đó 1 năm (2007), lần đầu tiên trong lịch sử V-League chứng kiến cuộc đua của 14 đội bóng ở giải đấu cao nhất Việt Nam.

Con số 14 đội được duy trì trong khoảng 6 năm, đến năm 2013 bị giảm xuống còn 12 đội vì nhiều đội bóng chuyển giao và giải thể. Từ đó đến nay giải bóng đá vô địch quốc gia vẫn được giữ nguyên ở con số 14 đội. Các đội bóng tham gia lần lượt tranh tài qua 26 vòng đấu, đội giành được số điểm cao nhất sẽ là nhà vô địch.

Thành tích thi đấu của các đội qua các mùa V-League

  • Thể Công (đội bóng quân đội) giành vô địch V-League nhiều nhất với 5 lần
  • Becamex Bình Dương: 4 lần vô địch, 2 lần á quân, 1 lần hạng Ba
  • Hà Nội FC: 4 lần vô địch, 4 lần á quân, 1 lần đứng thứ Ba
  • CLB Đà Nẵng: 2 lần vô địch, 2 lần á quân, 2 lần xếp thứ Ba
  • Sông Lam Nghệ An: 2 lần vô địch, 1 lần á quân, 1 lần huy chương đồng
  • Đồng Tâm Long An: 2 lần vô địch, 3 lần á quân, 1 lần hạng Ba
  • CLB Hoàng Anh Gia Lai: 2 lần vô địch, 2 lần hạng Ba.

V League là gì ?

V League hay còn được gọi là giải bóng đá Vô địch quốc gia Việt Nam. Trong hệ thống bóng đá Việt Nam thì đây là giải thi đấu bóng đá cao nhất được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) chịu trách nhiệm đứng lên tổ chức bắt đầu từ năm 1980.

Ngoại trừ 2 năm 1988 giải đấu không được tổ chức và năm 1999 giải tập huấn không được tính vào giải bóng đá vô địch quốc gia thì tính đến năm 2015 đã có 32 mùa giải được tổ chức. Trong suốt gần 40 năm xây dựng, giải V-League đã có nhiều lần thay đổi về số lượng đội bóng tham gia cũng như các thể thức thi đấu.

Mùa giải 2000- 2001, giải đấu bắt đầu hoạt động theo cơ chế chuyên nghiệp hơn khi cho phép các cầu thủ nước ngoài được tham gia. Năm 2012, khi Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam được ra đời và khởi xướng đổi tên Giải vô địch quốc gia thành Giải bóng đá Ngoại Hạng. Tuy nhiên tên gọi này chỉ được sử dụng trong 5 vòng đấu và đến mùa giải 2013 được đổi tên là giải vô địch quốc gia Việt Nam (viết tắt V-League).

Tính trung bình cứ khoảng 5 mùa là giải đấu lại được đổi tên 1 lần, đến nay giải đã trải qua 6 lần đổi tên khác nhau.

Trên đây là những thông tin chi tiết về giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam Vleague được nhacaiso.club tổng hợp lại. Hi vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về giải đấu này và không bỏ lỡ các trận cầu hấp dẫn cùng các đội bóng mình yêu thích.

 

Tin liên quan

Gift Code

backtotop