Nội dung chính
Pressing là một chiến thuật cơ bản không thể thiếu khi chơi phòng thủ trong bóng đá cũng như một số môn thể thao khác. Mặc dù được áp dụng vào thực tế liên tục nhưng về mặt lý thuyết thì pressing vẫn là một thuật ngữ khá mới mẻ với nhiều người. Vì thế chúng tôi sẽ cập nhật các thông tin chi tiết trong bài viết này để các bạn có cái nhìn khái quát hơn về pressing.
Pressing là gì?
Pressing là thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong các môn thể thao vua, dịch sang tiếng Việt từ này có nghĩa đơn thuần là “nhấn mạnh/ đè ép/ siết lại”. Tuy nhiên khi áp dụng vào bối cảnh thực tế trong bóng đá hoặc một số môn thể thao khác thì pressing có nghĩa là “tạo áp lực” cho đối thủ.
Trước đây khái niệm này ít được nhắc đến nhưng trong vài năm trở lại đây nó bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn, nhất là trong bộ môn bóng đá đây được coi là một chiến thuật không thể thiếu nhằm tạo áp lực cho đối phương và mang lại hiệu quả rất tốt. Những đội bóng không có bóng chơi pressing sẽ giúp tăng cơ hội sở hữu bóng và để thực hiện được điều này các cầu thủ buộc phải di chuyển nhiều hơn về phía đối phương, tấn công mạnh mẽ để tranh lại bóng. Trong phòng thủ, pressing được áp dụng để cắt đứt sự tranh giành của đối thủ và lấy lại quyền sở hữu bóng.
Nhìn chung việc áp dụng pressing cũng có hai mặt, nó có thể giúp gia tăng áp lực lên đối phương song cũng dễ bị phản công vì số người tập trung ở cùng một khu vực đông hơn bình thường.
Xem thêm: Công nghệ var là gì ?
Những loại pressing được áp dụng trong bóng đá
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 3 loại kỹ thuật pressing phổ biến được sử dụng phổ nhiều nhất trong bóng đá.
1. Kỹ thuật Low Press
Đây là kỹ thuật tạo áp lực thụ động, các thành viên trong một đội bóng sẽ pressing ở một nửa sân. Đối với những đội bóng có tốc độ thi đấu tốt thì Low Press là cách tuyệt vời để tạo áp lực cho đối phương khi tiến thẳng về phía trước để phản công. Hai bên lề các tiền vệ và tiền đạo có thể thực hiện các pha bẫy bóng, cố gắng sao cho buộc các đối thủ phải phạm sai là từ thời điểm bóng chạy qua vạch giữa.
Tuy nhiên chiến thuật này khiến các cầu thủ khó vượt qua được vòng cấm địa của đội bạn, đồng thời giúp đối thủ có nhiều thời gian hơn để tìm cách xử lý các tình huống.
2. Kỹ thuật Midfield Press
Midfield Press là cách các cầu thủ tạo áp lực ở khu vực giữa sân, một nửa đội bóng sẽ di chuyển tiến lên phần sân của đối phương và làm mọi cách để đối thủ bị mắc kẹt ở phần giữa sân. Sau khi đã đẩy đối thủ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan thì nhiệm vụ còn lại của đội bóng chỉ là đưa ra những đường chuyền chính xác. Đây được xem là cách tạo áp lực trực diện rất hiệu quả với đối thủ mà vẫn đảm bảo được an toàn cho phần sân nhà.
Tuy nhiên, chiến thuật này cũng có điểm yếu đó là bảo vệ quả bóng chéo. Nghĩa là nếu như đội đối thủ có những cầu thủ ở hàng tiền vệ hoặc hậu vệ có khả năng chuyền bóng tốt thì họ vẫn có thể tung ra một đường chuyền chéo dài để bóng vượt qua hàng hậu vệ đội kia. Do đó, các huấn luyện viên thường phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định sử dụng kỹ thuật này.
Xem thêm: Việt vị là gì ? Luật việt vị trong bóng đá 11 người
3. Kỹ thuật Hight Press
Với kỹ thuật này, toàn bộ cầu thủ của một đội bóng sẽ ở trong nửa sân của đối thủ để sẵn sàng bẫy bóng đối phương bất kể bóng ở vị trí nào trên sân. Nếu cầu thủ có tốc độ di chuyển tốt sẽ tạo nên cơ hội tuyệt vời để ghi bàn thắng. Nhưng kỹ thuật tạo áp lực này cũng yêu cầu các cầu thủ phải chạy liên tục trong khu vực có bóng, đồng thời phải có chiến thuật tốt thì mới có thể ép đối phương chuyền bóng đi.
Cách tạo áp lực Hight Press không áp dụng với một người mà buộc phải có một nhóm cầu thủ cùng tham gia một cách linh hoạt mới có thể thực hiện thành công. Hight Press có một nhược điểm khá lớn đó là khi thực hiện ép cao thì các tuyến sau sẽ trở nên yếu ớt, mong manh hơn, nên nếu không cẩn thận để đối phương phản công thì sẽ thành “gậy ông đập lưng ông”.
Nhìn chung việc tạo áp lực trong bóng đá luôn được các chuyên gia đánh giá cao vì nó tạo nên nhiều sự đột phá hơn cho mỗi trận đấu. Hiện nay đang có rất nhiều đội bóng theo đuổi lối chơi hiện đại này để tăng sự kịch tính, hấp dẫn với người xem.
Pressing hay kỹ thuật tạo sức ép đạt hiệu quả hay không là do sự tương tác giữa các thành viên, nếu áp dụng tốt nó sẽ mang lại lợi thế rất lớn trong việc phòng thủ cũng như ngăn chặn đối phương không thể ghi bàn. Tuy nhiên không phải lúc nào thực hiện pressing cũng mang lại hiệu quả, vì thế các đội bóng cần phải cân nhắc xem đối thủ có thực lực như nào, chiến thuật chơi ra sao để lựa chọn cách chơi cho phù hợp.
Qua bài viết Pressing là gì? Những loại pressing được áp dụng trong bóng đá mong rằng các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này để cảm nhận được trọn vẹn sự hấp dẫn, kịch tính trong mỗi trận cầu.
Theo nhacaiso.club